Đường non mùa mía

Ai đã từng sống ở vùng quê trồng mía chắc chắn sẽ biết đường non là gì, và bánh tráng nhúng vào đường non, khi ăn sẽ thấy nó ngon thế nào. Với tôi, mỗi lần đi qua những vùng trồng mía, trước mắt lại hiện ra hình ảnh cái chòi ép mía, nấu đường nằm trên mảnh đất nhỏ bên con đường ở đầu thôn cùng bao hình ảnh đầy yêu thương lúc mình còn bé.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mía quê tôi

Đất ở quê tôi rất hợp với mía nên cây nào cây nấy sau mấy tháng được trồng xuống đều vươn thẳng tắp. Ngày xưa, chưa có các nhà máy thu mua nên đến mùa thu hoạch, người trong làng thường dựng lên một cái chòi tranh, đặt lên đó bộ che để ép và bên cạnh, người ta đắp lò, đặt mấy cái chảo to để nấu nước mía vừa ép được, làm thành đường. Bộ che mía được làm bằng 3 khối gỗ to, cao khoảng 1m.

Thông thường, một gia đình giàu có nào đó hoặc ba bốn gia đình trong làng thân nhau góp tiền lại mới sắm được một bộ. Để có che ưng ý, người ta chọn ngày lành, tháng tốt lên núi cao, tìm, đốn những khúc gỗ, thường là những loại gỗ quý rồi vận chuyển về làng, sau đó thuê những người thợ mộc có tay nghề giỏi đẽo gọt. Một bộ che ép mía hoàn chỉnh gồm có 3 trục quay được đặt sát vào nhau, phía trên có một thanh gỗ lớn để giữ cố định các ống che rồi cột vào thanh gỗ dài để buộc ách cho trâu kéo đi. Khi trâu đi vòng quanh, kéo theo thanh gỗ dài làm cho các trục chuyển động, và mía đưa vào bị ép chặt. Nước mía lấy được, người ta cho vào chảo to để đun sôi, bỏ thêm vài vá vôi bột, vớt sạch bọt rồi múc lên thùng cho lóng cặn, sau đó nấu tiếp. Đường trước khi nấu đến độ chín sẽ cho ra món đường non dẻo quánh, rất ngon. Đặc biệt, vào thời điểm này, nếu có bánh tráng nướng nhúng vào sẽ cho món ăn tuyệt vời, vừa giòn, vừa ngọt.

Với bọn nhỏ chúng tôi thuở ấy, vào những ngày nông dân thu hoạch mía, nấu đường là những ngày rất vui, vì được ăn mía thỏa thích. Mía chất thành đống, không có chủ mía nào lại không cho. Ăn mía ở ngoài ruộng. Ăn mía ở chòi nấu đường. Bã mía nhai xong bỏ trắng cả đất. Song có lẽ, đường non là thứ mà đã sống ở gần lò ép mía thì không ai có thể quên được. Thường thì các chủ lò cũng chẳng tiếc gì một ít đường non nên sai thợ đổ ra mấy cái bẹ chuối, và cứ thế chúng tôi lấy đũa mà vích. Có lúc chúng tôi còn giúp người lớn dắt trâu kéo che, và tất nhiên, món bánh tráng nhúng vào đường non cũng được người lớn mời mấy miếng…

Bao năm tháng đã đi qua, ngày nay, đến mùa thu hoạch, mía được chở về các nhà máy và những cái chòi ép mía, làm đường ở quê tôi cũng như ở nhiều vùng quê khác không còn nữa. Vừa rồi đến thăm một người quen ở Cam Lâm, nhìn bộ che gỗ đã cũ màu mà chủ nhà còn cất giữ phía sau hè, bỗng dưng bao ký ức êm đềm của thời thơ ấu gắn liền với cái chòi ép mía, nấu đường bỗng sống lại trong tôi. Vị chủ nhà có bộ che cũ nghe tôi nhắc đến món đường non đã tỏ ra thích thú, nói đủ thứ về chuyện nấu đường của nhà ông trước đây, rồi bảo: Hóa ra ông cũng giống tôi. Trời ơi, ông biết không, cứ đến mùa mía là tôi lại nhớ bao nhiêu điều… Nhớ hồi xưa…

CƠ SỞ SẢN XUẤT MÁY ÉP NƯỚC MÍA SIÊU SẠCH BẮC VIỆT

VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH

Địa chỉ: : 559 Minh Khai - Hai Bà Trưng-Hà Nội

Điện thoại: 04. 3999.5.333 - 04.3998.5002 - Fax: 04.3632.0190  (8h00-21h00)
Email : thietbinhahangbacviet@gmail.com
Skype : thietbinhahangbacviet 

Website : www.mayepmiasieusach.vn

Quản lý: Chính Hữu- 0977.545.888
Sales manager : Tạ Thủy0902.586.111 
Zalo - Viber - WhatsApp - Facebook : 0977.545.888

Mọi ý kiến khách hàng là động lực giúp chúng tôi hoàn thiện mình
 

Bài viết mới nhất: