Nghệ An: Ngọt vụ mật mía Tân Hương

(PL+) - Những ngày cuối năm, đi qua xã Tân Hương (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đâu đâu cũng thấy người dân đốt lò nấu mật mía. Đây cũng là lúc các lái buôn từ khắp nơi đến mua mật phục vụ cho nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc

 

Hằng năm, cứ đến mùa thu hoạch mía cũng là lúc các lò nấu mật mía bắt đầu hoạt động. Thường thì người dân bắt đầu nấu mật mía vào đầu tháng 11 âm lịch cho đến đầu tháng 1 năm sau. Đây là dịp Tết Nguyên đán nên thị trường tiêu thụ mật rất mạnh, nhất là ở các làng nghề làm kẹo lạc, cu đơ…

Để từ cây mía ra thành những giọt mật thơm lừng, đặc quánh màu mật ong phải qua nhiều công đoạn. Người ta tập trung mía nguyên liệu ép lấy nước rồi cho vào chảo đun sôi trên chiếc bếp liên hoàn (mỗi bếp vậy thường có 5 chảo đựng nước mía cô thành mật).

Khi nước mía sôi, người ta dùng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt và tạp chất cho đến hết. Tiếp đó, qua hai, ba giờ nấu liên tục là có thể thu được mật mía thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Chất lượng của mật mía có đạt hay không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nếu mía cây càng ngọt thì lượng mật thu về càng cao chứ trong quá trình nấu, người dân không cần cho bất cứ gia vị hay chất bảo quản nào. Một mẻ mật mía đạt chất lượng phải có màu vàng au, sóng sánh.

Các công đoạn nấu mật mía hoàn toàn bằng thủ công (ảnh Duy Ngợi).
Các công đoạn nấu mật mía hoàn toàn bằng thủ công (ảnh Duy Ngợi).

Đang cho bã mía khô vào lò nấu mật mía, ông Trần Xuân Đức (SN 1963 ở xóm 7, xã Tân Hương) vui mừng khi thấy khách đến chơi và hỏi về nghề nấu mật mía của quê mình.

Trong khi người làm nghề đã nấu mật cả tháng trời thì hôm nay, ông Đức mới nhóm lò để nấu mật vì mấy ngày trước ông mới tập trung đủ nguyên liệu.

Ông Đức tiết lộ: “Nghề này quan trọng nhất trong các công đoạn là nấu mật, người trực lò phải luôn liền tay, giữ cho vừa lửa để mật khỏi trào ra ngoài, tay thoăn thoắt vớt váng nổi lên để mật có màu đẹp. Đặc biệt, người làm công đoạn này phải có kinh nghiệm để mật không “non” hoặc quá “già”.

Năm nay, cùng với người con trai cả, ông Đức còn thuê thêm 2 nhân công để ép mía để lò mật của mình hoạt động được hết công suất có thể. Vì nấu muộn hơn những lò khác trong xóm nên hằng ngày, chiếc lò của ông Đức hoạt động tới tật chín, mười giờ đêm.

Rời lò nấu mật mía của gia đình ông Đức, chúng tôi tìm đến gia đình anh chị Nguyễn Văn Trường – Nguyễn Thị Pháp khi cả hai đang ép mía lấy mật chuẩn bị đốt lò.

Sáu năm qua, vì không có điều kiện thuê nhân công nên hằng ngày, vợ chồng anh chị phải dậy từ rất sớm để ép mía lấy nước nấu mật. Làm quần quật từ sáng đến tối nên bàn tay anh Trường, chị Pháp đã bị nhuộm đen vì vỏ mía.

Vừa gom bã mía từ chiếc máy ép, chị Pháp cho biết: Dịp gần Tết là mùa vụ làm ăn nên phải tranh thủ chẳng dám nghỉ ngơi. Hai vợ chồng tui nấu mật cũng được cả tháng ni (nay – PV) rồi. Khi mô hết mía trong nhà lại mua thêm mía về ép rồi nấu tiếp”.

Chị Pháp vừa dứt lời thì từ ngoài ngõ đã có một nhóm lái buôn đi vào hỏi mua mật. Chị Pháp lại phải tạm dừng công việc và rửa tay vào bán hàng cho khách. “Mật bán răng đây, tui lấy vài can?”, một lái buôn mở lời.

Sau khi thỏa thuận được giá cả, chị Pháp bắt đầu lấy ca nhựa để rót mật vào can cho khách hàng. Tuy chỉ có độ một, hai tiếng tiếng ở nhà anh Trường nhưng đã có hàng chục lái buôn đến mua mật, chị Pháp làm việc không ngơi tay. Và trong phút chốc, ba thùng phi đựng mật dựng bên thềm nhà của chị Pháp đã hết veo.

Sau đó, chị lại cùng chồng ép mía lấy nước nấu mật. “Làm nghề ni thì phải chấp nhận vất vả, người ta có nhiều nhân công còn dễ thở nhưng vợ chồng tui vì có con nhỏ và 4 đứa đang tuổi ăn học nên phải làm nhiều gấp đôi. Năm ni nhu cầu của thị trường nhiều hơn năm trước nên mình làm được nhiều mật hơn, dự tính cũng dư được đôi chút để mua sắm thêm đồ dùng trong nhà và có được cái Tết tươm tất", anh Trường tâm sự.

Mật mía nấu cô đặc đến màu vàng sóng sánh vừa đủ (ảnh Duy Ngợi)
Mật mía nấu cô đặc đến màu vàng sóng sánh vừa đủ (ảnh Duy Ngợi)

Cách nhà vợ chồng anh chị Trường Pháp không xa, gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc (62 tuổi) cũng đang nhộn nhịp nấu mật. Biết làm mật mía từ năm 1982, đến nay ông Nguyễn đã có hơn 30 năm trong nghề.

Vừa cùng vợ và mấy người con trai chất củi, vớt bọt mật để múc những gáo mật vàng au ra thùng phi, ông Phúc hồ hởi cho biết: “Năm ni lái buôn đến đặt hàng nhiều gấp đôi năm ngoái. Nhà tui trồng mía dự tính nấu được 30 thùng phi mật rồi mà còn phải đi gom mía của bà con trong làng về may ra mới đủ nhu cầu của khách hàng”.

Ngồi rót những can mật bán cho lái buôn đưa về xuôi tiêu thụ, vợ ông Phúc khoe: “Tết chỉ cần năm chảo mật mía là tha hồ mua sắm thịt cá, chỉ có điều làm nghề ni cực nhọc thôi”, vợ ông Phúc nói. Nhờ nghề nấu mật mía mà gia đình ông Phúc đã xây được căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi.

Những mẻ mật nấu xong được đổ vào thùng phi chờ đưa đi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi).
Những mẻ mật nấu xong được đổ vào thùng phi chờ đưa đi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi).

Đưa mật mía đi xa

Theo nhiều người dân địa phương thì nghề nấu mật mía ở xã Tân Hương đã có từ lâu đời. Trước đây, người dân thường dùng sức kéo của trâu, bò để ép mía làm mật.

Khi đó, cả ngày cố gắng lắm một gia đình cũng chỉ nấu được năm chảo mật mía. Bảy, tám năm trở lại đây, nhờ có máy móc để ép mía nên năng suất và hiệu quả sản xuất mật mía được nâng cao. Hiện nay, một lò nấu mật mía cả ngày làm từ tám giờ sáng tới chín giờ đêm có thể thu được sáu tạ mật (tương đương 400 lít). Với giá bán lẻ 20 nghìn đồng/lít, bán sỉ 17-18 nghìn đồng/lít thì mỗi ngày, một gia đình sản xuất mật ở Tân Hương có thể thu về từ bảy, tám triệu đồng.

Một lái buôn nếp thử mật mía trước khi mua (ảnh Duy Ngợi).
Một lái buôn nếp thử mật mía trước khi mua (ảnh Duy Ngợi).

Để có thể nấu nước mía thành mật, người ta phải xây một chiếc lò liên hoàn gồm năm chiếc chảo to (mỗi chảo có thể chứa được từ 170 – 180 lít) được nối thông với nhau tới ống khói cao tầm năm mét. Mỗi chiếc lò vậy có giá bình quân từ 30-40 triệu đồng (nếu tính cả máy ép mía và đồ phụ trợ thì giá trị lên tới 60-70 triệu đồng.

Mỗi lò mật mía hoạt động liên tục thì phải có ba, bốn lao động làm việc ăn ý với nhau. Khi nấu, một  người thường xuyên phải tiếp chất đốt và vớt bọt trong các chảo nấu, những người còn lại thì ép mía và đem bã mía đi phơi.

Nhiều lái buôn tìm về Tân Hương mua mật mía đem về xuôi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi). 
Nhiều lái buôn tìm về Tân Hương mua mật mía đem về xuôi tiêu thụ (ảnh Duy Ngợi). 

Những mẻ mật mía làm ra ở đây được đem đi tiêu thụ khắp tỉnh. Ngoài ra, mật mía Tân Hương còn được xuất sang Hà Tĩnh, Quảng Bình trong đó Hà Tĩnh là thị trường tiêu thụ mạnh nhất nhờ có nghề sản xuất cu đơ truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Trung, một người chuyên mua mật ở Tân Hương cho biết: “Tui năm mô gần Tết mà nỏ lên đây mua mật, rứa mà cũng được 8 năm rồi đấy. Mật ở đây đặc, ngon nên về xuôi bán cho người ta nấu chè, làm bánh kẹo Tết ai cũng thích”.

CƠ SỞ SẢN XUẤT MÁY ÉP NƯỚC MÍA SIÊU SẠCH BẮC VIỆT

VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH

Địa chỉ: : 559 Minh Khai - Hai Bà Trưng-Hà Nội

Điện thoại: 04. 3999.5.333 - 04.3998.5002 - Fax: 04.3632.0190  (8h00-21h00)
Email : thietbinhahangbacviet@gmail.com
Skype : thietbinhahangbacviet 

Website : www.mayepmiasieusach.vn

Quản lý: Chính Hữu- 0977.545.888
Sales manager : Tạ Thủy0902.586.111 
Zalo - Viber - WhatsApp - Facebook : 0977.545.888

Mọi ý kiến khách hàng là động lực giúp chúng tôi hoàn thiện mìnhhttp://mayepmiasieusach.vn/

Bài viết mới nhất: