Sự thật đáng sợ về các đồ giải khát bán chạy nhất ngày nắng nóng

Có thể bạn là tín đồ của các món đồ giải khát vỉa hè. Nhưng bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi biết có những gì trong món trà đá, trà sữa trân châu hay mía đá vỉa hè.

Những ngày này, Sài Gòn đang trải qua đợt nắng nóng dữ dội, có lúc lên đến 40 độ C. Trong khi đó, Hà Nội cũng bắt đầu bước vào mùa nóng. Và đây chính là thời điểm nở rộ các dịch vụ bán hàng giải khát. Tuy nhiên, chọn loại nước giải khát nào vừa mát mẻ, ngon lành, vừa an toàn thì không dễ chút nào khi Các loại nước giải khát phổ biến trong mùa hè như trà đá, nước mía, trà sữa trân châu đều tiềm ẩn những nguy cơ với sức khỏe.

Trà đá

Ở Hà Nội và nhiều vùng quê, trà đá và nhân trần là những món đồ uống giải khát phổ thông không thể thiếu. Có lẽ không có loại đồ uống nào lại rẻ hơn 2 thứ nước vừa mát, vừa dễ uống này. Và nhiều người Việt thường hình thành thói quen ngồi quán trà đá ở vỉa hè.

Tuy nhiên, một sự thật ít người biết là một cốc 100ml trà đá có chứa khoảng 50-100mg chất oxalate và còn có axit tannic - một chất gây khó tiêu và ngăn cản sự tổng hợp sắt, theo nhiều nghiên cứu. Nếu vừa ăn thực phẩm có nồng độ oxalate cao thì tuyệt đối không nên uống các sản phẩm liên quan đến trà sau đó.

Bên cạnh đó, nếu bụng đang đói cồn cào mà uống trà đá thì dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Nếu người nào đã bị đau dạ dày mà vẫn duy trì thói quen này sẽ làm cơn đau dạ dày nặng hơn, thậm chí dẫn tới viêm loét dạ dày. Ngoài ra, caffein có trong trà còn làm suy giảm sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày, làm chậm lại quá trình hoạt động của nhu động ruột, từ đó gây tình trạng táo bón.

Đó là chưa kể nguy cơ mất vệ sinh rất lớn khi uống trà đá vỉa hè. Trên thực tế, đa số các quán vỉa hè sử dụng nguồn đá bẩn để cho vào cốc trà đá. Dù cho nhìn bên ngoài cốc trà đá vẻ vẻ sạch sẽ nhưng trên thực tế lại vô cùng mất vệ sinh. Để tiết kiệm chi phí, các hàng quán thường dùng đá cây đập vụn, dù cho những loại đá cây này theo quy định chỉ được dùng để ướp thực phẩm. Loại đá kém vệ sinh này chính là nguồn gốc gây tiêu chảy, dịch tả và ngộ độc. Nguy hiểm nhất là nguồn nước dùng làm đá được lấy lên từ lòng đất không được lọc, về lâu dài có thể gây viêm đại tràng mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Vào năm ngoài, Viện thực phẩm cũng xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố bao gồm trà đá, nhân trần, trà xanh, nước ngô, nước mía và phát hiện trà đá chứa vi khuẩn E.coli.

Trà sữa

Là một món đồ uống ưa thích của giới trẻ, nhưng món trà sữa lại được liệt vào nhóm thực phẩm, đồ uống tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe.

Nguyên liệu không đảm bảo: Ngoài những thương hiệu trà sữa uy tín, đại đa số các quán trà sữa nhỏ lẻ sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ Trung Quốc. Những loại bột trà, bột sữa được đóng trong túi lớn không nhãn mác, không thông tin về nhà sản xuất hay hạn sử dụng.



Vì vậy, dù là một trong những món đồ uống được ưa chuộng đặc biệt trong ngày nóng, thì những cốc nước mía ngọt mát cũng ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại với sức khỏe như:

Đau bụng, tiêu chảy: Do không đảm bảo các khâu vệ sinh từ nguyên liệu đến các dụng cụ như máy ép, cốc, tay người bán hàng... món nước mía vỉa hè có khả năng gây đau bụng, đi ngoài rất cao. Một số trường hợp nước mía có lẫn ruồi, bọ, dễ làm lây lan mầm bệnh gây tiêu chảy cấp, đi ngoài ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa: Sử dụng nước mía hay bất kỳ đồ uống kém vệ sinh nào thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Cho dù một số người khỏe mạnh hơn, không bị hoặc ít khi bị đau bụng, tiêu chảy do uống nước mía bẩn, nhưng như thế không có nghĩa là không bị ảnh hưởng. Những chất bẩn và các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.

Nguồn : Sưu Tầm

 

Bài viết mới nhất: